Sour Mash Whisky chỉ đơn giản là rượu whisky được sản xuất theo quy trình sour mash. Hỗn hợp ngũ cốc xay (như ngô, lúa mạch, lúa mạch đen hoặc lúa mì) và nước. Mục đích của hỗn hợp này là chuyển hóa tinh bột trong ngũ cốc thành đường có thể lên men.
Để tạo ra "Sour mash", một phần hỗn hợp từ mẻ trước (đã trải qua quá trình lên men) được thêm vào hỗn hợp mới. Hỗn hợp lên men trước đó có tính axit tự nhiên. Việc bổ sung hỗn hợp có tính axit này giúp giảm độ pH của hỗn hợp mới. Điều này làm cho môi trường thuận lợi hơn cho nấm men phát triển và ít thuận lợi hơn cho vi khuẩn có hại hoặc vi sinh vật không mong muốn có thể làm hỏng quá trình lên men.
Có một số cách là làm sour mash nhưng kĩ thuật duy nhất thường được thực hiện là trộn vào mỗi mẻ mới với một lượng từ quá trình chưng cất trước đó. Được gọi là "hỗn hợp nghiền đã qua sử dụng/Spent mash" hoặc "slop" được sử dụng làm thức ăn cho chăn nuôi, hỗn hợp này không chứa cồn, không có đường và không có nấm men sống, nhưng nó chứa các chất dinh dưỡng của nấm men cũng như các axit quan trọng.
Trong sản xuất rượu whisky của Mỹ, các nhà chưng cất thường sử dụng sour mash. Đây là thành phần chính trong việc tạo ra các sản phẩm như rượu Straight Bourbon và rượu whisky Tennessee. Các loại rượu whisky này tuân thủ các quy định cụ thể như, rượu Bourbon phải chứa ít nhất 51% ngô trong thành phần hỗn hợp và được ủ trong thùng gỗ sồi mới đã được đốt cháy.
Thuật ngữ này cũng có thể được sử dụng làm tên của loại mash được sử dụng trong một quy trình như vậy, và một loại rượu Bourbon được làm bằng quy trình này có thể được gọi là Sour mash Bourbon. Các thương hiệu rượu Sour mash whisky nổi tiếng như Jim Beam và Jack Daniel's.