Gỗ sồi chứa một số hợp chất như tannin, lacton, vanillin và hemicellulose, tất cả đều khuếch tán vào rượu để tạo hương vị và màu sắc. Nếu thùng được tái sử dụng, nhà sản xuất không chỉ gặp rủi ro về sự không nhất quán giữa các lô; họ cũng có nguy cơ làm loãng các thành phần hương liệu quan trọng trong thùng. Khi được ủ trong thùng mới, rượu Bourbon tiếp xúc với các hợp chất mang lại cảm giác thơm ngon trong miệng và nhiều hợp chất hương vị từ gỗ sồi, vani và caramel.
Tuy nhiên nhiều giả thuyết cho rằng việc làm này có thể được thực hiện vì lợi ích truyền thống hoặc do hoạt động vận động hành lang của chính phủ vào những năm 1930.
Việc ủ rượu whisky trong thùng gỗ sồi được đốt nướng bắt đầu vào khoảng những năm 1820, và mặc dù chưa biết ai là người đầu tiên bắt đầu làm như vậy, nhưng quá trình này đã khởi đầu cho việc sản xuất rượu Bourbon ở Hoa Kỳ. Cùng lúc đó, một cửa hàng ở Lexington, đã viết thư cho nhà chưng cất John Corlis, chia sẻ rằng việc đốt nướng thùng trước khi ủ có ảnh hưởng tích cực đến hương vị của rượu thành phầm. Mặc dù không được tiết lộ trong thư nhưng giờ đây nhiều người biết rằng việc đốt nướng thùng sẽ loại bỏ chất tannin gắt không mong muốn. Hơn nữa, mức độ đốt nướng sẽ cho phép lignin, vani, tạo ra hương phức hợp hơn khi được nướng lâu hơn. Lệnh cấm đã ngăn cản việc sản xuất rượu Bourbon liên tục từ năm 1920 đến năm 1933, nhưng sau khi Tu chính án thứ 18 bị bãi bỏ, quá trình ủ rượu bằng gỗ sồi được đốt nướng đã được khôi phục như một yêu cầu đối với rượu Bourbon, có lẽ hoàn toàn là vì lợi ích truyền thống.
Trước lệnh cấm ở Hoa Kỳ, các nhà chưng cất rượu Bourbon ở miền Nam đã đóng gói rượu của họ trong thùng gỗ sồi để bảo quản trong suốt hành trình dài về phía bắc và phía đông, trong thùng - rượu sẽ trải qua quá trình ủ. Gỗ sồi ngăn cho chất lỏng không bị rò rỉ ra khỏi thùng. Cùng với chi phí vận chuyển cao vào thời điểm đó, việc đưa thùng trở lại nơi sản xuất ban đầu là một sự tốn kém. Vì vậy, thói quen sử dụng thùng mới để ủ rượu diễn ra như thế.
Những người khác cho rằng lý do “mới” được đặt trong quy định rượu Bourbon phải được ủ trong thùng gỗ sồi là nhờ các nhà vận động hành lang của ngành gỗ . Trong thời kỳ Đại suy thoái, gỗ nằm trong số nhiều ngành hoạt động kém hiệu quả, và nhiều quan chức lại tham gia sâu vào các thủ tục tố tụng của quốc hội, vận động hành lang để được giảm thuế và trợ cấp. Với lợi nhuận liên tục sụt giảm và nhu cầu tạo thêm việc làm rất cấp thiết, những nhà vận động hành lang này có thể đã sử dụng ảnh hưởng của mình để thúc đẩy quy định mỗi lô rượu Bourbon phải được ủ trong thùng mới khi Đạo luật Quản lý Rượu năm 1935 (Federal Alcohol Administration Act) được thông qua.