Lý do rượu ủ lâu năm đắt tiền ở chỗ: khi ủ trong thùng gỗ sồi, dù là được đặt tại hầm (cellar) hay tại nhà ủ rượu (warehouse), rượu đều bị bay hơi đi một lượng đáng kể. toán
trung bình, rượu bị bay hơi mất từ 2 đến 2.5% một năm. Cá biệt có dòng bị bay
hơi tới 3.5% một năm. Người Pháp, người Scotland và những người làm rượu thuộc
nhiều nước khác gọi phần bị bay mất đi ấy là "angel's share" (phần
dành tặng cho các Thiên thần, phần bị các Thiên thần lấy đi mất). Các bác cứ tưởng
tượng, giả sử thùng rượu của bác lúc vừa chưng cất xong và chiết vào thùng có
dung tích 100 lít, sau 10 năm ủ, lượng rượu còn lại chỉ là hơn 80 lít (ấy là em chỉ
tính mức bay hơi 2%). Mà rượu được ủ 10 năm vẫn được coi là rượu trẻ. Ủ tiếp 10
năm nữa, lượng rượu chỉ còn hơn 60 lít. Ủ tới 30 năm, thùng rượu chỉ còn hơn 50 lít (khi mới rót vào thùng ủ thì độ cồn cao thì bay hơi nhanh hơn các năm sau, tính % bay hơi là tính giảm dần nghĩa là rót vào 100lit năm sau còn 98lit, năm sau nữa là 98*0.98 = 96.04lit,...). Có
những thùng rượu, sau 30 năm, khui ra để đóng chai, lượng rượu thậm chí chỉ còn
trên 30 lít. Đấy là lý do tại sao, trên nhãn một số dòng sản phẩm (Single Malt)
Limited Edition quý hiếm, họ đề rất rõ là rượu được khui từ thùng số bao nhiêu,
cả thảy đóng được bao nhiêu chai trên toàn thế giới. Có những thùng rượu sau 35
năm, mặc dù lúc đưa vào ủ là 500 lít, đến khi lấy ra đóng chai, chỉ đóng được vỏn
vẹn 200chai 70cl. Đó là một trong những lý do quan trọng nhất khiến cho rượu ủ
lâu năm có giá rất cao.
Lý do khác khiến giá loại rượu
này cao, chẳng hạn như việc duy trì một thùng rượu lâu năm trong hầm ủ sẽ tốn rất
nhiều công sức quản lý, chăm sóc. Thùng rượu đưa vào ủ không bao giờ bị để nằm
bất động một chỗ cả một đời ủ của nó. Nó phải được định kỳ (tùy theo Nhà) thay
đổi vị trí (cao - thấp, phải - trái, trong - ngoài...) sao cho các thùng rượu đều
nhận được những điều kiện gần như nhau về độ ẩm, ánh sáng, luồng gió, không
khí...
Yếu tố thứ 3 là chí phí thùng ủ rượu, các thùng gỗ chất lượng để ủ rượu ngày càng đắt do sản lượng khai thác và chế biến thùng có giới hạn.
Yêu tố thứ 4 là tài chính, công thức tính tài chính cho dòng tiền tương lai là: FV = PVx(1+i)n i: là lãi xuất, n là số năm ủ. Ví dụ mới nấu ra 1 thùng rượu 500 lít trị giá 500x30.000 đồng/lít + cái thùng ủ 15 triệu. Thùng rượu này đi ủ 30 năm còn lại 250 lít vậy tính ra 1 lít là nhiêu?
FV = (500*30.000+15.000.000)*(1+0.05)30 i=5%/1 năm tương đương
130tr /250 lít tính ra khoảng 520k/lít.
Rượu càng cao tuổi càng đắt bởi vì chi phí và sự khan hiếm là điều tất nhiên. Tuy nhiên, không phải lúc nào rượu lâu năm cũng ngon hơn rượu được ủ ít năm hơn. Đây là một điều tương đối phức tạp khi phân tích. Nghĩa là thùng rượu nấu ra được đi ủ rượu sẽ trưởng thành và chín tăng lên từ thấp đến đỉnh (còn đỉnh là bao nhiêu năm phụ thuộc rất nhiều yếu tố như cốt rượu, chất lượng thùng ủ, điều kiện ủ như nhiệt độ, không gian ủ, sự chăm sóc thùng ủ,....) khi vượt qua đỉnh này thì chất lượng rượu sẽ đi xuống do yếu tố thùng ủ ảnh hưởng nhiều vào rượu làm mất đi độ cân bằng.
Những chai whisky Macallan 1926 có giá lên đến 2.4 triệu Mỹ kim thông qua đấu giá đầu năm 2020.
Ngoài ra yếu tố khan hiếm của whisky được ủ lâu năm cũng làm cho giá đắt. Ví
dụ 1 chai Macallan 30 năm sherry oak trước tháng 08/2018 giá khoảng 65 triệu, từ
tháng 08-10/2018 giá chai rượu này vọt lên 100 triệu.