1001
Phân loại rượu Shochu

Phân loại rượu Shochu

16 Tháng Tám 2024
Ở Nhật Bản, rượu Shochu là một loại rượu chưng cất truyền thống, và việc sản xuất và phân loại rượu này được tuân thủ theo Luật thế rượu của Nhật với bản sửa đổi 4/2006 đưa ra định nghĩ rõ ràng về Shochu, giúp phân biệt giữa hai loại chính: Shochu chưng cất nhiều lần (còn được gọi là Korui Shochu) và Shochu chưng cất một lần (Otsurui Shochu).

1. Rượu Shochu chưng cất nhiều lần (Korui Shochu)

Loại Shochu này được chưng cất nhiều lần bằng thiết bị chuyên dụng, sau khi chưng cất, rượu thường được pha loãng để đạt được nồng độ cồn theo thể tích (ABV) dưới 36% trước khi được bán.

  • Trái cây hoặc ngũ cốc được nảy mầm không được sử dụng làm nguyên liệu cơ bản, dù là toàn bộ hay một phần (Quy định này nhằm mục đích phân biệt Shochu với các loại rượu mạnh khác như whisky mạch nha và rượu mạnh)
  • Không được lọc qua than hoạt tính 
  • Không được sử dụng đường làm thành phần cơ bản, toàn bộ hoặc một phần, kết quả chưng cất phải đạt ít nhất 95% ABV
  • Không được bổ sung thêm bất kỳ thành phần nào khác ngoài những thành phần được cho phép tại thời điểm chưng cất (trừ rượu mùi)

Korui Shochu được làm từ khoai lang, khoai tây và ngô. Nó thường được sản xuất trong các nhà máy lớn hiện đại. Các nhà chưng cất làm Korui Shochu bằng cách làm loãng rượu chưng cất.

Do hương vị rượu trung tính nên Korui Shochu thường đường dùng làm nguyên liệu cơ bản cho nhiều loại cocktail và rượu mùi cũng như Chuhai (một loại Shochu highball pha với Soda và hương vị trái cây) cùng Umeshu (một loại rượu mùi mận). 

2. Shochu chưng cất một lần (Otsuri Shochu)

 Otsuri Shochu được chưng cất bằng thiết bị cho phép chưng cất một lần, với nồng độ cồn theo thể tích không quá 45% ABV từ một trong những loại sau:

  • Lên men có thành phần chính là ngũ cốc hoặc khoai tây và Koji
  • Một lựa chọn khác là sử dụng phương pháp lên men có thành phần chính là koji làm từ ngũ cốc.
  • Bã sake, cặn còn sót lại từ quá trình sản xuất Sake, cũng có thể được sử dụng làm nguyên liệu cơ bản, có thể kết hợp với gạo và/hoặc Koji của gạo 
  • Otsuri Shochu cũng có thể được làm từ một loại lên men có thành phần chính là đường, đặc biệt là các loại hạn chế như đường nâu, kết hợp với Koji gạo 
  • Quá trình lên men có thể bao gồm các thành phần khác cùng với ngũ cốc hoặc khoai tây và koji của chúng, với điều kiện các thành phần chiếm không quá 50% theo trọng lượng
  • Các chất khác có một số hạn chế nhất định

Thiết bị dùng để chưng cất một lần được gọi là Pot still. Vì rượu Shochu chỉ được chưng cất một lần nên vẫn giữ được đặc tính của thành phần cơ bản, thường là gạo, lúa mạch hoặc khoai lang, với hương vị và mùi thơm nồng nàn. 

Mỹ Duyên