Sản phẩm liên quan
Vậy sự khác nhau chính giữa rượu Sake và Shochu là gì?
1. Quy trình sản xuất
Sake là một loại rượu được ủ, nhưng thành phần chính của nó là gạo, không chứa đường. Vì vậy, cần phải sử dụng Koji để phân hủy tinh bột gạo thành đường, sau đó đường sẽ được nấm men chuyển hóa thành rượu. Shochu cũng được làm bằng cách biến tinh bột trong gạo hoặc các nguyên liệu khác nhờ koji và men, nhưng sau đó được hoàn thiện bằng quá trình chưng cất.
Thành phần chính
Sake chỉ được làm từ gạo trong khi Shochu không chỉ có thể được làm từ gạo mà còn có thể được làm từ một số nguyên liệu thô khác như khoai lang, lúa mạch, kiều mạch, ngô, lúa mạch đen, đường nâu, hạt dẻ, v.v.
Nồng độ cồn
Về cơ bản, rượu Sake có nồng độ cồn thấp hơn rượu Shochu. Điều này là do quá trình chưng cất rượu Shochu làm tăng nồng độ cồn.
Về mặt pháp lý, nồng độ cồn của rượu Sake được quy định ở mức dưới 22%. Nói chung, nồng độ cồn trong rượu Sake thường là 15% đến 16% và đối một số loại Genshu (Sake không pha loãng) có thể lên tới 20%.
Đối với rượu Shochu, nồng độ cồn được xác định dưới 36% (chưng cất nhiều lần và liên tục), hoặc dưới 45% (chưng cất một lần hoặc được chưng cất trong Pot still) theo luật. Mức nồng độ cồn của Shochu thường từ 20% đến 25% con số này có thể lên tới khoảng 40%.
Cách uống rượu
Sake và Shochu được thưởng thức theo những cách khác nhau
Thông thường rượu Sake được uống trực tiếp. Mỗi loại rượu Sake có nhiệt độ tối ưu riêng tùy thuộc vào loại rượu như ướp lạnh, để ở nhiệt độ phòng và phục vụ ấm. Cách cảm nhận mùi thơm và hương vị khác nhau tùy thuộc vào nhiệt độ, mang lại những trải nghiệm khác nhau với mỗi loại rượu Sake. Người ta có thể thưởng thức rượu sake có nồng độ cồn cao hơn và hương vị đậm đà hơn, chẳng hạn như genshu (rượu sake không pha loãng), thêm đá hoặc với nước soda.
Mặt khác, rượu Shochu được thưởng thức theo nhiều cách khác nhau như uống thẳng, uống với đá, với nước, nước nóng, nước soda và trà. Do hàm lượng cồn cao nên nó có thể kết hợp được với nhiều thành phần khác.