1. Dry wine
Rượu vang khô/dry có hàm lượng đường dư thấp, thường dao động từ 0 đến 9 g/l. Điều này là do hầu hết lượng đường trong nho được chuyển hóa thành rượu trong quá trình lên men, để lại rất ít hoặc không có đường dư.
Ví dụ : Các loại rượu vang dry phổ biến bao gồm Sauvignon Blanc, Chardonnay, Pinot Noir và Merlot.
2. Off dry
Loại rượu vang này có hàm lượng đường dư cao hơn một chút so với dry thường từ 10-18 g/l. Những loại rượu vang này có vị ngọt nhẹ cân bằng độ chua và có thể tăng hương vị hoa quả.
Ví dụ : Riesling, Chenin Blanc và một số loại rượu Rosé thường thuộc loại hơi ngọt, mang đến một chút ngọt ngào mà không quá ngọt.
3. Semi-sweet
Rượu vang Semi-sweet chứa lượng đường dư vừa phải, dao động từ 18 đến 45 g/l. Những loại rượu này có vị ngọt rõ rệt nhưng vẫn cân bằng, lựa chọng tuyệt vời để kết hợp với các món ăn cay hoặc thưởng thức riêng.
4. Sweet/vang ngọt
Rượu vang ngọt, còn được gọi là rượu vang tráng miệng, có hàm lượng đường cao, thường vượt quá 45 g/l. Một số loại rượu vang ngọt có thể chứa lượng đường dư lên tới 200 g/l, đặc biệt là những loại vang cường hóa/fortified hoặc làm từ nho thu hoạch muộn/Late Harvest.
Ví dụ : Sauternes, Port, Ice Wine và Tokaji
5. Rượu vang sủi bọt
- Brut là loại rượu vang sủi bọt khô nhất, với lượng đường dao động từ 0 đến 12 g/l. Độ ngọt này làm nổi bật độ axit và độ sủi bọt.
- Extra Dry: rượu vang sủi bọt Extra Dry ngọt hơn một chút so với Brut, với hàm lượng đường từ 12 đến 17 g/l.
- Demi-Sec (Ngọt) : rượu vang sủi Demi-Sec ngọt hơn nhiều, với hàm lượng đường dao động từ 32 đến 50 g/l. Chúng thường được thưởng thức như rượu vang tráng miệng hoặc kết hợp với các món ngọt.
6. Rượu vang cường hóa/fortified
Rượu vang cường hóa, chẳng hạn như Port, Sherry và Madeira, có hàm lượng cồn và lượng đường dư cao. Hàm lượng đường có thể thay đổi rất nhiều, từ 20 g/l trong Dry Sherry đến hơn 150 g/l trong một số loại Port.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng đường trong rượu vang
+ Giống nho: Các loại nho khác nhau sẽ chứa hàm lượng đường khác nhau. Ví dụ, nho Moscato được biết đến với lượng đường cao, trong khi các loại nho như Sauvignon Blanc thường ít ngọt hơn
+ Quá trình lên men: nhà sản xuất có thể kiểm soát lượng đường bằng cách ngừng quá trình lên men sớm, để lại hàm lượng đươngg còn lại hoặc để rượu lên men hoàn toàn tạo ra loại rượu dry hơn.
+ Phong cách rượu: Phong cách rượu vsng được sản xuất cũng ảnh hưởng đáng kể đến lượng đường dư trong rượu. Ví dụ, rượu vang tráng miệng và một số loại vang sủi được làm với hàm lượng đường cao để mang đến vị ngọt đặc trưng
+ Khí hậu và thời gian thu hoạch: Nho được thu hoạch muộn thì đường cô đặc hơn trong nho, tạo ra rượu ngọt hơn. Ở những vùng khí hậu ấm hơn, nho thường có lượng đường cao hơn so với những vùng lạnh.