Residual Sugar (hay SR) là đường nho tự nhiên còn sót lại trong rượu sau quá trình lên men kết thúc. Lượng đường dư dược đo bằng gram/lit.
Loại rượu khác nhau thì lượng đường dư cũng sẽ khác nhau. Trên thực tế, nhiều cửa hàng có ghi nhãn rượu vang "Dry" nhưng vẫn có chứa 10g/L lượng đường dư. Trong rượu vang Dry có chứa 10g/L RS, còn rượu vang ngọt chứa khoảng 35g/L RS. Đường trong nho là sự pha trộn của Glucose và fructose. Trong suốt quá trình lên men, nấm men chuyển hóa từ đường thành rượu. Khi quá trình lên men hoàn tất, lượng đường không được tiêu thụ hết mà vẫn còn lại một chút bên trong. Sau đó, rượu được trải qua quá trình làm lạnh hoặc lọc.
Các nhà máy rượu có thêm đường vào rượu hay không?
Một vài quốc gia chẳng hạn như Pháp và Đức chỉ cho phép thêm đường trước hoặc trong quá trình lên men. Phương pháp này được gọi là "Chaptalization" để tăng nồng độ cồn khi mà sử dụng nho chưa chín. Phương pháp này không phải để tăng độ ngọt cho rượu. Quá trình này được thực hiện ở nơi có khí hậu mát mẻ. Tuy nhiên, một số nhà phê bình cho rằng phương nào này thực sự không cần thiết.
Nhiều loại đồ uống giống rượu vang ra đời
Bạn cũng có thể mua các sản phẩm giống rượu vang có thêm đường hoặc các thành phần khác (hương liệu, v.v.).
Vermouth và Sangria là những ví dụ tuyệt vời. Trên thực tế, thậm chí còn có một loại rượu hiếm của Tây Ban Nha được gọi là Vino Naranja del Condado de Huelva, là loại rượu ngâm với vỏ cam ngâm trong thùng ít nhất hai năm. Tuy nhiên hương vị của rượu vang pha trộn này không cho ra những hương vị cụ thể, gần giống vị của soda rượu vang hơn.
Khi rượu vang không ghi rõ thành phần thì nên làm sao?
Đa số các loại rượu vang hay đồ uống có cồn không bắt buộc phải ghi thành phần. Chính vì thế, sẽ không ai ghi hàm lượng đường trên chai nhãn. Do đó, nếu bạn đang lắng nghe về vấn đề có chất phụ gia trong sản phẩm. Bạn nên chọn những dòng vang nguyên chất được đóng chai, dán nhãn đàng hoàng.
Nguồn: winefolly.com