655
17 Tháng Giêng 2024

Tìm hiểu về quy trình sản xuất rượu Gin

Gin là một loại rượu chưng cất được làm từ ngũ cốc và có hương vị thực vật. Mùi vị chính trong rượu Gin là mùi thơm của trái bách xù được trồng nhiều ở miền bắc nước Ý, Croatia, Mỹ và Canada. Các loại thảo mộc khác có thể là cây hồi, rễ bạch chỉ (angelica), quế, vỏ cam, rau mùi, vỏ cây cassia. Các nhà sản xuất rượu Gin đều có công thức bí mật bao gồm nhiều loại thảo mộc khác nhau từ bốn đến 47 loại.


Lên men

Ngược lại với rượu whisky, thành phần của rượu Gin không có hàm lượng đường cao để tạo ra rượu. Trong rượu whisky, các chủng nấm men chuyển đổi đường có trong ngũ cốc thành rượu. Vì hàm lượng đường không có nhiều trong quả quả bách xù hay các loại rượu vật khác nên rượu trung tính, được gọi rượu nền được sử dụng. Rượu nền thường là ngũ cốc hoặc rượu Vodka. Tuy nhiên, quy định của EU chỉ quy định về "rượu có nguồn gốc nông nghiệp". 

Hầu hết quá trình sản xuất rượu đều bắt đầu bằng một sản phẩm nông nghiệp sẽ trải qua quá trình lên men. Phổ biến nhất là hỗn hợp các loại ngũ cốc. Ví dụ: ngô, lúa mì, lúa mạch đen hoặc mạch nha lúa mạch - mặc dù các nhà sản xuất có thể sử dụng nhiều thành phần khác trong giai đoạn này, như mật đường , mật ong, táo, nho, cà rốt hoặc khoai tây. Sau khi trải qua quá trình lên men, rượu nền này tạo ra ethanol mà các nhà sản xuất rượu Gin sàng lọc ra khỏi hỗn hợp rắn, để lại chúng là rượu lỏng, nguyên chất. 

Ngâm (Maceration)

Thuật ngữ này có nguồn gốc từ tiếng Latin "macerare", có nghĩa là hòa tan hoặc làm mềm. Theo định nghĩa, quá trình ngâm là sự làm mềm mô thực vật khi tiếp xúc lâu với chất lỏng. Nhiều loại gia vị hoặc trái cây khác nhau được ngâm trong rượu (hoặc hỗn hợp rượu và nước ), giúp chiết xuất màu và trên hết là các chất tạo hương vị từ thực vật. Nếu sử dụng một số loại thực vật khác nhau, như trường hợp của rượu Gin, thì nguyên liệu thô mất nhiều thời gian nhất để tỏa hương vị.

Chưng cất

Nồi chưng cất rượu Gin thường được đun nóng bằng gas hoặc điện. Hỗn hợp rượu và gia vị được đun nóng trong quá trình chưng cất và làm nó bay hơi. Hơi cồn đi vào đường xoắn ốc được làm mát ở phía trên nồi chưng cất. Ở đó hơi ngưng tụ lại thành chất lỏng và chất lỏng thu được được coi là tinh khiết hơn (vì nó để lại nhiều tạp chất khi bay hơi) và nồng độ cồn cao khoảng 96%. 

Các nhà sản xuất rượu Gin đều áp dụng các phương pháp chưng cất khác nhau - một số có thể chỉ chưng cất một hoặc hai lần, trong khi những nhà sản xuất khác có thể yêu cầu chưng cất và chưng cất lại nhiều lần để có kết quả tinh khiết hơn. Họ cũng có thể thêm các loại thực vật vào các giai đoạn khác nhau của quy trình - một số ngâm các loại thực vật trong ethanol trước hoặc giữa các lần chưng cất. Những nhà chưng cất khác sẽ thêm thực vật vào trong quá trình chưng cất bằng một loại nồi chưng cất đặc biệt. 

Phân loại

Chất lỏng mà các nhà sản xuất rượu Gin có sau khi chưng cất không hoàn toàn giống nhau vì khi chưng cất ethanol, chất lỏng thu được sẽ thay đổi. 35% quá trình chưng cất đầu tiên tạo ra sản phẩm ethanol có chứa metanol hoặc axeton và có thể rất dễ bay hơi hoặc độc hại. Các thùng chứa chất lỏng này được gọi là “foreshots” và “head”  thường được các máy chưng cất loại bỏ chúng. 30% tiếp theo chứa “heart”, là sản phẩm tốt nhất, dễ sử dụng nhất. 35% còn lại là “tail”, không tinh khiết nhưng có thể được giữ và chưng cất lại để tạo thêm sản phẩm. 

Storage (cất trữ trong kho)

Gin không nhất thiết được storage sau khi chưng cất. Tuy nhiên, hầu hết các nhà máy chưng cất đều muốn để rượu Gin của họ được ổn định một thời gian trước khi đóng chai. Điều này cho phép các hương vị khác nhau hòa quyện hài hòa. Trong khoảng thời gian từ hai đến sáu tuần, sản phẩm chưng cất thường được đổ vào thùng thép, thủy tinh hoặc thậm chí bằng đất nung, những thùng này không giải phóng bất kỳ hương vị nào vào rượu Gin. Ngoài ra còn có loại rượu Gin được ủ trong thùng barrel, được gọi là "Reserve Gin". Điều này nhằm mục đích mang lại hương vị và chiết xuất màu từ gỗ sồi. Sự tiếp xúc giữa gỗ và oxy dẫn đến sự hình thành các hương vị mới. Quá trình ủ trong thùng thứ cấp hiện nay cũng được sử dụng trong sản xuất rượu Gin, giống như đối với rượu whisky. Ví dụ: thùng whisky Bourbon, thùng Sherry,... . Những loại rượu Gin này cũng hấp thụ hương vị từ loại rượu đã được ủ trước đó. 

Đóng chai

Sau khi chưng cất và storage, rượu Gin vẫn còn nồng độ cồn cao khoảng 96%. Các nhà chưng cất sẽ pha loãng với nước để làm giảm độ cồn. Lượng nước không chỉ quyết định nồng độ cồn mà cả hương vị của rượu, hương vị Gin khác nhau sẽ tùy thuộc vào nồng độ cồn trong rượu. Tuy nhiên, nồng độ cồn tối thiếu là 37,5% được pháp luật quy định. Gin thường có nồng độ cồn từ 42% đến 47%. 

nguồn: internet