Ban đầu, nhãn AOC viết tắt của “Appellation d'Origine Contrôlée” (Tên gọi xuất xứ được kiểm soát) là nhãn duy nhất có thể tìm thấy trên chai rượu vang. Được giới thiệu vào những năm 1930, nhãn hiệu của Pháp này đảm bảo rượu được sản xuất theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong các vùng của Pháp.
Tuy nhiên, với sự mở rộng thương mại của Liên minh Châu Âu, vào năm 1992, một tên gọi mới là AOP (Appellation d'Origine Protégée) được giới thiệu nhằm chuẩn hóa các tên gọi xuất xứ giữa các quốc gia châu Âu. Từ năm 2009, logo AOP trở thành bắt buộc trên các sản phẩm mang nhãn AOC, ngoại trừ rượu vang Pháp. Nước Pháp được đặc cách giữ nguyên nhãn AOC truyền thống cho rượu vang, với lựa chọn tùy thuộc vào nhà sản xuất.
Rượu vang AOP là rượu vang có chỉ dẫn địa lý (GI). Do đó, nó phải tuân theo các điều kiện sản xuất nghiêm ngặt. Để đảm bảo độ tin cậy của các tên gọi này, các cơ quan chứng nhận được công nhận bởi COFRAC (Comité Français d'Accréditation) và được chấp thuận bởi INAO (Institut national de l'origine et de la qualité), một cơ quan quản lý trực thuộc Bộ Nông nghiệp Pháp.
Ở Pháp, có hơn 330 loại rượu vang AOP-AOC, 1/4 trong số đó được sản xuất tại vùng Burgundy.
Quy định để rượu vang được phân hạng AOP
Phân hạng AOP tương đương AOC, các nhà sản xuất trước tiên phải tuân thủ các tiêu chuẩn AOC của Pháp. Rượu vang được phân hạng AOC hoặc AOP phải được sản xuất trong một khu vực địa lý cụ thể và đáp ứng các tiêu chuẩn được quy định để đảm bảo giữ được bản sắc và đặc điểm riêng của vùng đất đó.
- Nguồn gốc địa lý: rượu vang AOP phải có nguồn gốc từ một khu vực địa lý được xác định chính xác.
- Các giống nho được cho phép: Chỉ những giống nho phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và truyền thống của vùng mới được phép sử dụng. Ví dụ, Pinot Noir chiếm ưu thế ở Burgundy, trong khi Grenache và Syrah được ưa chuộng ở Thung lũng Rhône.
- Năng suất được kiểm soát: để duy trì chất lượng, các quy định của AOP đặt ra giới hạn về số lượng rượu vang có thể sản xuất trên một hecta.
- Kỹ thuật làm rượu: các quy định của AOP thường bao gồm các quy tắc về quá trình lên men, ủ và thậm chí đóng chai. Ví dụ, Champagne AOP yêu cầu quá trình lên men thứ cấp trong chai,..