Vùng Highlands bao gồm tiểu vùng Speyside, được coi là "thủ phủ" của rượu whisky thế giới với nhiều nhà máy chưng cất. Vùng đất xung quanh sông spey nổi tiếng với sự đa dạng phong cách, từ những loại rượu whisky với hương vị đậm đà, phong phú đến những nốt hương hoa thanh tao, tinh tế.
Ngay cả khi không gồm Speyside, Highlands vẫn là quê hương của nhiều thương hiệu whisky danh tiếng như Royal Brackla, Royal Lochnagar, Dalmore, và Deanston,....
Lịch sử của rượu whisky vùng Highland
Vào giữa thế kỷ 16, sản xuất rượu whisky từ ngũ cốc đã phổ biến ở khắp mọi nơi, từ Highland đến các đảo và xa hơn nữa. Những người nông dân tại đây chưng cất whisky để bảo quản ngũ cốc dư thừa và tăng thêm thu nhập. Các nồi chưng cất nhỏ, dễ di chuyển được sử dụng phổ biến, cho phép các nhà sản xuất rượu tại các điền trang nhằm phục vụ mục đích tiêu dùng và buôn bán nhỏ lẻ.
Khi ngành chưng cất phát triển, chính phủ Scotland bắt đầu áp thuế rượu whisky vào những năm 1644 tạo nên áp lực lớn cho các nhà sản xuất bất hợp pháp. Do địa hình hiểm trở và khó kiểm soát, nhiều nhà máy chưng cất tại Highlands lựa chọn sản xuất bất hợp pháp. Họ ẩn mình trong các thung lũng và vùng núi nhằm để tránh thuế.
Trong khoảng 150 năm, buôn lậu rượu whisky vùng Highlands bùng nổ, và mặc dù hàng nghìn nồi chưng cất bất hợp pháp bị tịch thu, nhưng danh tiếng của rượu whisky Highland ngày càng được khẳng định. Với phương pháp sản xuất truyền thống và không bị ràng buộc bởi thuế, rượu whisky Highland mang đến hương vị đậm đà và đặc trưng, vượt trội hơn so với các dòng whisky nhẹ hơn ở Lowlands.
Đạo luật về thuế tiêu thụ đặc biệt
Vào giữa thế kỷ 19, nạn buôn lậu rượu whisky tại Scotland, đặc biệt là ở vùng Highland, đã trở thành một vẫn đề nghiêm trọng. Dù bị cấm, các nhà máy chưng cất bất hợp pháp vẫn hoạt động mạnh mẽ, sản xuất những loại whisky chất lượng cao mà chính phủ không thể kiểm soát. Trước tình hình này, Công tước xứ Gordon, người sở hữu những vùng đất rộng lớn ở Highland đã đề xuất với Viện Quý tộc rằng chính phủ nên thay đổi chính sách, biến việc sản xuất hợp pháp thành một lựa chọn có lợi nhuận hơn.
Vào thế kỷ 20, ngành công nghiệp rượu whisky Scotch chứng kiến một giai đoạn phát triển mạnh mẽ và chưa từng có tiền lệ. Từ cuối những năm 1950 đến giữa thập niên 1970, số lượng nhà máy chưng cất ở Scotland tăng đáng kể, kéo theo sự gia tăng mạnh mẽ trong sản lượng rượu whisky. Trong năm 1960, sản lượng rượu Single malt Scotch whisky đã tăng gấp đôi, nhờ sự nới lỏng các hạn chế về chưng cất cùng với nhu cầu ngày càng tăng từ thị trường toàn cầu, đặc biệt là từ Hoa Kỳ. Thị trường Mỹ cho thấy tốc độ tăng trưởng vượt bậc, khi nhu cầu đối với Scotch whisky, đặc biệt là dòng Blended whisky.
Tuy nhiên, đến năm 1973 toàn cầu bước vào giai đoạn Khủng hoảng kinh tế, đã đánh dấu sự khởi đầu của một thời kỳ suy thoái cho ngành rượu whisky. Cung vượt xa cầu, khi số lượng lớn whisky bị tồn đọng do nhu cầu giảm mạnh. Ngành công nghiệp rơi vào tình trạng khủng hoảng kéo dài, được gọi là "Whisky Loch" - biểu tượng cho sự dư thừa sản phẩm. Trong thời kỳ khó khăn này, nhiều nhà máy chưng cất buộc phải đóng cửa hoặc thậm chí bị phá hủy, bao gồm cả những thương hiệu nổi tiếng. Sản lượng rượu Scotch giảm xuống một phần nhỏ so với giai đoạn hoàng kim, và hậu quả của cuộc khủng hoảng này vẫn còn ảnh hưởng đến ngành công nghiệp cho đến ngày nay.
Đến cuối những năm 2000 và đầu năm 2010, ngành công nghiệp rượu whisky bắt đầu phục hồi, mở ra một chương mới của sự tăng trưởng. Nhu cầu toàn cầu đối với Scotch whisky, đặc biệt là dòng Single malt cao cấp, tăng trở lại, giúp hồi sinh cả những thương hiệu từng bị lãng quên. Tại Highlands và trên khắp Scotland, các nhà máy chưng cất mới được mở cửa, cùng với nỗ lực phục dựng những nhà máy chưng cất huyền thoại đã mất trong thời kỳ Whisky Loch, như nhà máy chưng cất Brora - biểu tượng của whisky Highland.