1435
Lỗi thường gặp và cách bảo quản rượu Sake

Lỗi thường gặp và cách bảo quản rượu Sake

26 Tháng Tư 2025
Dưới đây là lỗi thường gặp và cách bảo quản Sake nhé!

Những lỗi thường gặp trong Sake 

  • Oxy hóa: khi một chai Sake đã mở hoặc lưu trữ quá lâu, hoặc được bảo quản ở nhiệt độ quá cao, hương thơm tươi mát ban đầu sẽ dần biến mất, khiến cấu trúc vị rượu mất cân bằng. Cuối cùng, rượu có thể xuất hiện mùi hăng khó chịu, giống như rau ngâm. Đồng thời, màu sắc cũng chuyển sang tông đậm hơn.
  • Mùi của Sake chưa tiệc trùng (Nama-zake): nếu Sake chưa tiệt trùng (nama-zake) không được bảo quản lạnh hoặc lưu trữ quá lâu, nó có thể phát triển những mùi khó chịu như mạch nha nặng, thịt xông khói hay mùi thịt ôi. Trong một số trường hợp, những mùi cực kỳ khó chịu và nồng nặc khác cũng có thể xuất hiện.
  • Phơi nhiễm ánh sáng (Light Damage): khi Sake bị phơi nhiễm ánh sáng mạnh – dù là ánh sáng mặt trời hay ánh sáng huỳnh quang – chỉ sau vài ngày, rượu có thể xuất hiện những mùi kỳ lạ như cao su cháy hoặc tóc cháy. 
  • Nhiễm khuẩn: Khác với những lỗi kể trên, hư hỏng do vi khuẩn xảy ra ngay tại nhà máy trong quá trình sản xuất. Dạng lỗi này thường dẫn đến các mùi nặng nề và khó chịu như rau thối, phân trộn, sữa chua hỏng, pho mát ôi thiu, thậm chí là mùi giống băng cá nhân.

Cách bảo quản rượu Sake 

Bảo quản chai sake

1. Tránh ánh nắng mặt trời 

Trong số các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng rượu Sake, ánh sáng mặt trời là tác nhân gây hại lớn nhất. Khi Sake tiếp xúc với ánh sáng, đặc biệt là ánh nắng mặt trời, nó có thể phát triển thứ gọi là "mùi nắng" – một mùi khét khó chịu, dấu hiệu rõ rệt của sự xuống cấp.

Ngay cả một lượng ánh sáng nhỏ cũng đủ để làm thay đổi hương vị của rượu. Không chỉ ánh sáng mặt trời, ánh sáng huỳnh quang thông thường cũng có thể gây ra những tác động tương tự. Để bảo quản rượu Sake tốt nhất, nên bảo quản chai ở nơi mát mẻ, tối hoặc đơn giản là bọc bằng giấy báo để ngăn chặn ánh sáng xâm nhập.

2.  Để chai thẳng đứng

Đối với Sake, việc bảo quản chai nằm nghiêng thực tế lại làm tăng diện tích bề mặt tiếp xúc với oxy, dẫn đến quá trình oxy hóa nhanh hơn, ảnh hưởng đến chất lượng rượu. Do đó, Sake nên được lưu trữ theo phương thẳng đứng để hạn chế tối đa sự tiếp xúc với không khí. Tuy nhiên, nếu buộc phải bảo quản trong tủ lạnh mà không thể để đứng, thì việc để chai nằm nghiêng trong môi trường lạnh vẫn tốt hơn là để thẳng đứng ở nhiệt độ phòng.

3. Giữ mát 

Ngay khi bảo quản trong thời gian ngắn, rượu Sake cũng nên được giữ ở nhiệt độ mát (dưới 12°C/54°F) và lý tưởng nhất là được bảo quản trong tủ lạnh (dưới 8°C/46°F). Việc bảo quản lạnh đặc biệt quan trọng đối với rượu Sake chưa tiệc trùng (Nama-Sake) và các loại Sake Ginjo với hương vị trái cây. Nếu không được bảo quản lạnh, rượu Sake chưa tiệt trùng có thể phát triển mùi lạ và các loại rượu Sake Ginjo có thể mất đi độ tươi ngon tinh tế.

 4. Uống khi còn trẻ

Phần lớn các loại Sake được sản xuất để thưởng thức trong vòng một năm kể từ khi bán ra thị trường, đặc biệt là các dòng Sake chưa tiệt trùng (nama-zake) và Sake Ginjo. Sau khi mở nắp, Sake nên được đậy kín và bảo quản trong tủ lạnh để duy trì chất lượng. Thông thường, chai đã mở sẽ giữ được hương vị tốt nhất trong khoảng hai tuần.