Sake - một loại rượu mang tầm quốc gia phổ biến nhất Nhật Bản. Sake (phiên âm tiếng Việt là sa-kê) theo cách hiểu phổ biến trên thế giới là một thứ rượu nhẹ truyền thống gọi là Nihonshu (日本酒 | Rượu Nhật Bản) hoặc gọi là Seishu.
Sake là loại rượu gạo ngâm ủ, không qua chưng cất. Với quá trình lên men tương tự như bia, chỉ khác duy nhất một điểm là bia sử dụng men từ chính đại mach để chuyển hoá tinh bột thành đường còn Sake được sản xuất bằng cách sử dụng một loại men gốc đặc biệt để thực hiện quá trình tương tự (Men Koji).
Nếu trên nhãn rượu Sake ghi là Junmai thì đó là loại Sake được sản xuất chỉ từ gạo, nước và nấm Koji (có tác dụng chuyển đổi tinh bột thành đường). Nếu trên nhãn không ghi Junmai thì Sake ngoài ra còn được bổ sung vi lượng rượu để tạo lên hương vị và độ cay.
Rượu Sake ở dạng thành phẩm chứa tới 80% là nước tinh khiết. Điều đó có nghĩa là nước là thành phần chính rất quan trọng trong sản xuất Sake.
Gạo sản xuất Sake: Gạo Sake hoàn toàn không ngon nếu sử dụng để nấu ăn như gạo bình thường. Gạo Sake có một lõi trắng gọi là “Shimpaku” còn lại sau quá trình mài nhỏ gạo/chà xát gạo. Người ta phân loại Sake theo độ mài gạo/chà xát gạo. Độ mài gạo càng cao, phần lõi bên trong giữ lại càng ít thì Sake đó càng cao cấp. Hầu hết tinh bột tập trung ở phần tâm hạt gạo Sake, người ta mài gạo để lấy phần lõi tinh bột – nơi chứa đựng nhiều tinh tuý nhất của hạt gạo Sake. Hạt gạo càng mềm, dẻo thì nấm Koji càng dễ len lỏi vào tâm hạt để chuyển hoá tinh bột thành đường chuẩn bị cho quá trình lên men sau này.
Nấm Koji sẽ sản sinh ra enzyme trên hạt cơm.Mặc dù không thể nhìn thấy nhưng enzyme đóng vai trò rất quan trọng trong làm rượu sake, chúng giúp chuyển hóa tinh bột trong gạo thành đường.
Trừ một số tường hợp ngoại lệ, rượu Sake hầu hết chỉ được sản xuất vào mùa đông.
Thông thường họ sẽ uống nóng nhiều nhất vào mùa đông
Để thử và cảm nhận được màu sắc độ sánh mùi và vị của rượu Sake thì nên dùng ở nhiệt độ phòng, và đặc biệt hơn nữa họ còn dùng ly vang để cảm thụ được hết những yếu tố của rượu.
Thật bất ngờ khi biết được rằng hầu hết rượu Sake thượng hạng nên được dùng lạnh thì sẽ ngon và hấp dẫn hơn
Bảo quản rượu Sake
Đa số các loại Sake đã qua tiệt trùng có thể giữ ở nhiệt độ phòng. Nhưng để bảo quản lâu dài và giữ nguyên chất lượng Sake thì phải để ở nhiệt độ lạnh
Mặc dù vậy, sau khi mở chai: sử dụng chai Sake đó trong vòng 2 tuần và nên bảo quản trong tủ lạnh. Đối với chai chưa mở cũng nên áp dụng tương tự hoặc ít nhất là bảo quan trong phòng có điều hòa (15ºC – 18ºC là nhiệt độ lý tưởng).