Việc sử dụng thảo mộc trong rượu đã có từ thời các nền văn minh cổ đại như Ai Cập và Lưỡng Hà. Dù chưa có kỹ thuật chưng cất hiện đại, những xã hội này đã ngâm chiết xuất các loại thảo mộc vào rượu và đồ uống lên men để làm thuốc và sử dụng trong nghi lễ tôn giáo. Đến thế kỷ thứ 8, các kỹ thuật chưng cất bắt đầu lan rộng nhờ các nhà giả kim Ả Rập như Al-Kindi và Al-Razi. Những ghi chép của họ về chưng cất đã đặt nền tảng cho việc tạo ra các loại rượu cô đặc và tinh dầu, mở đường cho sự ra đời của rượu mùi sau này.
Thời Trung cổ, các tu viện châu Âu phát triển nhiều loại thuốc Elixir thông qua chưng cất thảo mộc và gia vị. Các nhà sư Pháp đã tạo ra hai loại rượu mùi nổi tiếng là Benedictine (1510) và Chartreuse (1605), được cho là có tác dụng chữa bệnh và công thức của chúng vẫn được bảo tồn cho đến ngày nay.
Trong thời kỳ Phục Hưng, sự đa dạng nguyên liệu do các tuyến đường thương mại mang lại: những nguyên liệu mới như gia vị, cam quýt và đường từ châu Á và châu Mỹ đã tạo nên làn sóng đổi mới trong việc làm rượu mùi. Ý trở thành trung tâm của cách tiếp cận mới này với các sản phẩm như Limoncello và Amaretto.
Đến thế kỷ 18, rượu mùi không chỉ là dược liệu mà đã trở thành món đồ uống cao cấp được giới thượng lưu ưa chuộng. Sự phổ biến của đường giúp rượu mùi ngọt ngào trở nên dễ tiếp cận hơn. Những thương hiệu nổi tiếng như Grand Marnier (1880) và Cointreau (1849) ra đời trong thời kỳ này, mang hương vị độc đáo từ trái cây và thảo mộc.
Các nghệ nhân chưng cất đã cải tiến nghệ thuật cân bằng giữa vị ngọt, nồng độ cồn và hương vị, biến rượu mùi trở thành thành phần chủ lực trong nền văn hóa cocktail đang được ưa chuộng lúc bấy . Những tiến bộ trong sản xuất và thương mại toàn cầu cho phép sản xuất quy mô lớn và phân phối quốc tế. Các thương hiệu rượu mùi như Baileys Irish Cream (1974) và Kahlúa (1936) đã tận dụng các hương vị mới, thu hút nhiều khẩu vị hơn với rượu mạnh có hương kem và cà phê.
Vào thế kỷ 20, sự phát triển mạnh mẽ của văn hóa cocktail, gúp rượu mùi trở thành một phần không thể thiếu của quầy bar, không chỉ là đồ uống mà còn là chất tăng hương vị. Ngày nay, sản xuất rượu mùi tiếp tục đổi mới nhờ làn sóng các nhà máy chưng cất thủ công. Các nhà sản xuất nhỏ tận dụng nguyên liệu địa phương, thảo mộc, gia vị và kỹ thuật truyền thống để tạo nên hương vị thủ công độc đáo, mang lại những cải tiến mới cho ngành sản xuất rượu mùi.