Nhưng kết cấu rượu vang thực sự là gì? Và tại sao nó lại quan trọng trong trải nghiệm thưởng thức rượu vang?
Kết Cấu Rượu Vang Là Gì?
Kết cấu, đôi khi được gọi là "cảm giác miệng/mouthfeel", mô tả cách rượu vang cảm nhận khi nó chạm vào lưỡi, lan tỏa trong khoang miệng và trôi xuống cổ họng. Không liên quan trực tiếp đến mùi thơm hay hương vị mà tập trung vào cảm giác mà rượu để lại.
Rượu vang có thể mang nhiều loại kết cấu khác nhau như
- Mượt mà (smooth) – Không có cảm giác gắt, dễ chịu trên lưỡi
- Kem mịn (creamy) – Giống như sữa tươi nguyên kem, thường gặp trong Chardonnay ủ trong thùng sồi
- Sáp (waxy) – Đặc và có độ bám, giống như dầu ô liu hoặc sáp ong.
- Velvety - vị rượu mượt mà nhưng vẫn mang đến độ phức hợp
- Silky – Tinh tế, nhẹ nhàng và mềm mượt, như nhung lụa
- Coarse – Có cảm giác hơi khô và gắt, do chất vị tannin đậm
- Taut – Rượu vang có độ chua cao và cấu trúc sắc nét
Những Thành Phần Quyết Định Kết Cấu Rượu Vang
1. Tannin - vị chát
Tannin là hợp chất tự nhiên có trong vỏ, hạt, cuống nho và cả thùng gỗ sồi dùng để ủ rượu. Chúng mang đến cảm giác khô, chát và bám dính trên vòm miệng, tương tự như khi bạn uống trà đặc hoặc ăn quả nam việt quất.
- Rượu vang có tannin cao sẽ có kết cấu thô và cần thời gian lưu trữ lâu năm để mượt mà . Ví dụ: Cabernet Sauvignon, Nebbiolo
- Rượu vang ít tannin thường có kết cấu mượt mà, dễ uống hơn. Ví dụ: Pinot Noir, Gamay
2. Axit - độ chua
Axit không chỉ giúp rượu vang giữ được sự sống động mà còn đóng vai trò quan trọng trong kết cấu.
- Rượu vang có độ axit cao thường mang lại cảm giác tươi mới, sắc nét và sống động khi uống. Ví dụ: Sauvignon Blanc, Riesling, Albarino
- Rượu vang có độ axit thấp thường mang đến cảm giác mềm mại, tròn trịa và êm ái trên vòm miệng. Tuy nhiên, nếu thiếu axit để cân bằng, rượu có thể trở nên hơi nặng nề hoặc thiếu sức sống, giống như một ly nước trái cây ngọt nhưng không có chút chua thanh để làm dịu đi độ ngọt.
Một loại rượu vang có độ chua cao nhưng tannin mềm mại sẽ có kết cấu nhẹ nhàng. Ngược lại, nếu độ chua thấp và tannin mạnh, rượu có thể cảm giác gắt.
3. Cồn - độ đậm đà
Cồn không chỉ quyết định độ mạnh của rượu vang mà còn ảnh hưởng đến cảm giác trên vòm miệng.
- Rượu vang có cồn cao (14–16%) thường có kết cấu tròn đầy và ấm áp. Ví dụ: Zinfandel, Syrah, Chardonnay
- Rượu vang có cồn thấp (10–12%) thường có kết cấu thanh thoát, nhẹ nhàng hơn. Ví dụ: Muscadet, Beaujolais