1. Kích thước và độ dày của vỏ
Nho làm rượu: quả nho nhỏ và thường có vỏ dày và chứa nhiều hạt. Vỏ rất quan trọng vì nó chứa nhiều hợp chất tạo nên màu sắc, tannin và hương vị trong rượu vang. Các hợp chất tự nhiên trong vỏ như tannin và polyphenol giúp tạo nên cấu trúc và đặc điểm riêng biệt cho vang.
Nho ăn : quả to và có lớp vỏ mỏng và mềm. Chúng thường có ít hạt hoặc thậm chí không có.
2. Hàm lượng đường
Nho làm rượu: khi được thu hoạch, nho có hàm lượng đường cao, dao động từ 24-26%. Hàm lượng cao là yếu tố quan trọng cho quá trình lên men, vì đường sẽ chuyển hóa thành rượu bởi nấm men. Đường càng nhiều, nồng độ cồn trong rượu càng cao.
Nho ăn: Có hàm lượng đường thấp hơn (thường là 15-20%), khiến chúng có vị ngọt nhẹ, tươi mát và dễ ăn.
3. Tính axit
Nho làm rượu: Thường có tính axit cao, giúp cân bằng hương vị trong rượu và tạo nên cấu trúc cũng như giúp lưu trữ rượu vang lâu hơn.
Nho ăn: Có độ axit thấp vì chúng được lai tạo để có vị ngọt hơn và ngon hơn khi ăn tươi.
4. Hương vị và kết cấu
Nho làm rượu: Có hương vị đậm đà và hương thơm nồng nàn với hương thơm đặc trưng tùy theo từng giống nho. Vỏ dày và kích thước nhỏ giúp cô đọng các hợp chất tạo nên hương vị phong phú, từ trái cây chín mọng đến các nốt hương cay nồng, thảo mộc hay gỗ sồi.
Nho ăn: thường được lai tạo để có độ giòn, ngọt và dễ ăn, có hương vị nhẹ hơn nho làm rượu.
5. Năng suất và thu hoạch
Nho làm rượu: nho thường cho năng suất thấp hơn, vì người trồng thường ưu tiên chất lượng hơn số lượng. Cây nho thường được cắt tỉa và quản lý cẩn thận để giảm số lượng chùm nho trên mỗi cây, nhằm tối đa hóa nồng độ và hương vị của từng trái.
Nho để bàn: Được trồng để đạt năng suất cao, với mục tiêu thu hoạch số lượng lớn để bán ra thị trường. Hình thức của nho ăn thường được chú trọng, với những chùm nho to, đều và có vẻ ngoài bắt mắt để thu hút người tiêu dùng.
6. Điều kiện phát triển
Nho làm rượu: thường được trồng ở những vùng có điều kiện khắc nghiệt hơn, như đất khô cằn hay khí hậu khắc nghiệt. Điều này thực tế lại có lợi cho quá trình phát triển của nho làm rượu, vì sự khắc nghiệt giúp cô đọng hương vị và tạo nên những loại rượu vang có đặc tính độc đáo và phức hợp.
Nho ăn: được trồng trong điều kiện lý tưởng hơn, với đất đai màu mỡ, đủ nước và khí hậu ôn hòa. Điều này giúp nho phát triển với kích thước lớn hơn, năng suất cao hơn, nhưng đôi khi lại làm giảm chất lượng hương vị.
7. Các giống
Nho làm rượu: Có nhiều giống nho cụ thể được trồng để sử dụng trong sản xuất rượu vang, chẳng hạn như Cabernet Sauvignon, Pinot Noir, Chardonnay và Merlot....
Nho ăn: Các giống nho phổ biến bao gồm Thompson Seedless, Red Globe và Concord,...