Khi mua rượu Chivas để biếu tặng
đôi khi sẽ được hỏi Chivas Sing (viết tắt Singapore), Chivas Âu, Chivas Nhật,
hay Chivas UK,…. Một số người lầm tưởng là Chivas Sing sản xuất tại Singapore,
hay Chivas Nhật sản xuất tại Nhật,… Thực tế là rượu Chivas chỉ được sản xuất và
đóng chai tại Scotland duy nhất. Vì theo luật để được gọi là rượu Scotch Whisky thì rượu phải được ủ ít nhất 3 năm và đóng chai tại Scotland. Còn Single malt
Scotch whisky, là dòng whisky có nhiều thương hiệu phong phú này như Macallan,
Glenlivet, Glenfiddich, Singleton, GLenfarclas,…. Ngoài việc được ủ tối thiểu 3
năm, đóng chai tại Scotland còn phải chưng cất tại 1 nhà máy duy nhất, nguyên
liệu là mạch nha lúa mạch/malted barley,…
Trở lại câu chuyện rượu Chivas, đây là dòng whisky Blended được phối trộn từ các Single malt whisky với grain whisky với nhau. Với sản lượng hàng năm bán ra thị trường khoảng 4.4 triệu thùng (năm 2017), đứng thứ 4 về sản lượng whisky Scotch bán ra. Tại VN rượu Chivas được nhập khẩu và phân phối bởi tập đoàn Pernod Ricard, thuộc Pernod Ricard khu vực Đông Nam Á đặt tại Singapore. Thường Singapore chỉ là khâu trung gian và cũng để phân biệt với hàng nhập và tiêu dùng trong Singapore trên nhãn chai các dòng rượu Chivas 12, Chivas 18, Chivas 25, Royal Salute 21 (chivas 21) có chữ Singapore Duty Not Paid, những năm gần đây thì không thấy dòng chữ Singapore Duty Not Paid xuất hiện trên nhãn chai mà chỉ còn thông tin nhà nhập khẩu Pernod Ricard Singapore phía sau nhãn chai. Một điều nữa cho dù hãng Chivas đóng chai cho thị trường nào thì luôn có dòng chữ Product of Scotland trên nhãn chai.
Chai bên trái là mẫu cũ có dòng chữ Singapore duty not paid, chai bên phải đóng chai 2018 thì không có dòng chữ này. Chỉ có thị trường Mỹ, Canada rượu whisky, Cognac được đóng chai 750ml, phần lớn còn lại đóng chai 700ml. Những năm trước các dòng Chivas 12, Chivas 18 nhập từ Singapore về cũng đóng chai 750ml, nhưng năm 2018 khi giá rượu whisky tăng toàn cầu mà thấy Chivas VN không tăng nhiêu nhưng lại đóng giảm thể tích.
Thông tin nhà nhậu khẩu nhãn sau. Một số thị trường không thấy hãng để thông tin nhập khẩu phía sau. Riêng rượu Royal Salute 38 (Chivas 38) không thấy để thông tin nhà nhập khẩu nhãn sau mà chỉ phân biệt thông qua tem chống giả dán bên ngoài seal.
Với thị trường Nhật thì chữ phía
sau là tiếng Nhật, với hàng từ thị trường Anh có tem UK tím phía sau. Để đơn giản
dân kinh doanh tại VN hay gọi tắt là hàng Sing, Nhật, Anh,… cho gọn, chứ không
phải sản xuất tại Singapore hay Nhật, Anh nhé. Có một số người bán, website để
Chivas Sing là sản xuất tại Singapore là sai.
Tương tự các nhãn khác của tập đoàn Pernod Ricard những năm trước hay có dòng chữ Singapore Duty Not Paid. Những năm gần đây chỉ để thông tin nhà nhập khẩu tại Singapore. Một số nhãn khác cũng thấy để thong tin nhà nhập khẩu phía sau, từ đây dân kinh doanh rượu gọi tắt để phân biệt. Giá cả thì cũng khác nhau (thường là hàng xách tay), vì thuế mỗi nước mỗi khác, chi phí vận chuyển,…
Những chai rượu cao tuổi hơn của nhà Macallan như 25, 30,... vì số lượng có hạn, hãng đóng chai và phân bố theo nhu cầu từng thị trường cụ thể, đặc biệt cho các thị trường lớn như Anh thì có tem UK phía sau, còn phần lớn còn lại hãng không để thông tin nhà nhập khẩu.
Cuối cùng điều quan tâm của phần lớn khách hàng là các hãng rượu đóng chai cho các thị trường khác nhau chất lượng có khác nhau? Theo thông tin của từ các nhà làm rượu, một số chuyên gia thì rượu được xuất xưởng có chất lượng như nhau. Chai Chivas 18 năm tuổi thì đóng chai cho thị trường nào thì rượu cũng được ủ tối thiểu 18 năm. Chỉ những chai phiên bản giới hạng cho những thị trường đặc biệt, sự kiện đặc biệt thì rượu được đóng chai "ngon hơn", đó là tỷ lệ các rượu cao tuổi được thêm vào nhiều hơn hay đóng chai độ cồn cao hơn (cốt rượu đậm hơn), hoặc ủ hoàn thiện trong thùng trong các loại thùng khác nhau so với tiêu chuẩn,...
Với rượu chivas 12 năm, Royal Salute 21 năm, ngoài thông tin đơn vị nhập khẩu tại Singapore còn phân biệt thông qua đầu chai rượu được đóng khác với các hàng từ Châu Âu, Nhật,... về.
Bình luận (1)
Nếu rượu đóng cho các thị trường khác nhau, đồng ý là chất lượng có thể giống nhau nhưng có thể có hương vị, gu khác nhau theo thị trường chứ nếu giống hết thì phân biệt làm gì ?